Hạ đường huyết là một tình trạng thường gặp ở người bị tiểu đường, đặc biệt là những người đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc hạ đường huyết. Mặc dù hạ đường huyết thường xuyên gây lo ngại và không thể tránh khỏi hoàn toàn trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên vấn đề này có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu biết cách điều chỉnh lối sống và chế độ chăm sóc hợp lý. Vậy làm sao để phòng ngừa hạ đường huyết hiệu quả? Trong bài viết này, hãy cùng Dược Phẩm ADDP tìm hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết nhé!
Hạ đường huyết và nguy cơ đối với người tiểu đường
Hạ đường huyết (hay hạ glucose) là một biến chứng cấp tính phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường). Là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới ngưỡng an toàn, hạ đường huyết chính là một vấn đề lớn trong việc kiểm soát bệnh. Vì hạ đường huyết không chỉ cản trở việc duy trì đường huyết ở mức ổn định mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng, gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người tiểu đường.
Hạ đường huyết được phân thành 3 mức độ chính dựa trên mức glucose trong máu và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người tiểu đường cần hiểu rõ về các mức độ này để giúp xử lý kịp thời và tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Mức độ 1: Hạ đường huyết nhẹ đến trung bình
Glucose máu < 70mg/dL (3,9 mmol/L) và ≥ 54 mg/dL (3,0 mmol/L)
Ở mức độ này người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhẹ như đói, run tay, đổ mồ hôi hoặc hồi hộp. Tuy nhiên người bệnh vẫn còn giữ tình trạng tỉnh táo và có thể xử lý bằng các bổ sung đường như ăn kẹo, nước ép trái cây, sữa,..
Mức độ 2: Hạ đường huyết nặng hơn
Glucose máu < 54mg/dL (3,0 mmol/L)
Ở mức 2, người bệnh sẽ gặp triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn thị giác. Lúc này, người bệnh cần được hỗ trợ nhanh chóng để bổ sung glucose, vì tình trạng này có thể tiến triển thành mức độ nặng hơn nếu không được xử lý kịp thời.
Mức độ 3: Hạ đường huyết mức độ nặng
Hạ đường huyết gây rối loạn ý thức hoặc có biểu hiện toàn thân cần xử trí cấp cứu.
Đây là mức độ nặng nhất, người bệnh có thể bị mất ý thức, co giật, hoặc có các dấu hiệu tổn thương thần kinh. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế. Trong khi chờ sự trợ giúp, người thân có thể thực hiện các bước sơ cứu như tiêm glucagon (nếu đã được hướng dẫn sử dụng) hoặc nhanh chóng gọi cấp cứu để đảm bảo xử lý kịp thời.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (thường dưới 70 mg/dL). Một số nguyên nhân phổ biến và dấu nhận để nhận biết hạ đường huyết bao gồm:
Sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều
Hiện nay rất nhiều người sử dụng thuốc để giảm đường huyết qua các thuốc như insulin và sulfonylurea. Tuy nhiên, việc người bệnh lạm dụng quá nhiều vào thuốc, dùng quá liều hoặc không điều chỉnh liều phù hợp thì có thể dẫn đến việc bị hạ đường huyết. Ví dụ như việc một bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 uống thuốc sau bữa ăn nhẹ thay vì ăn bữa chính. Kết quả dẫn đến thuốc hạ đường huyết hoạt động mạnh hơn so với lượng glucose có sẵn, gây ra tình trạng đường huyết giảm nhanh chóng.
Ăn uống không đủ chất hoặc không đúng giờ
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng. Khi bỏ bữa hoặc ăn ít, cơ thể không có đủ nguồn glucose dự trữ, dễ dẫn đến hạ đường huyết, đặc biệt khi bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị. Bên cạnh đó, việc để ý thời gian giữa các bữa ăn cũng rất quan trọng. Nếu thời gian quá dài giữa hai bữa ăn, insulin hoặc thuốc hạ đường huyết có thể tiếp tục hoạt động trong khi nguồn glucose đã cạn kiệt. Việc bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ không chỉ gây hạ đường huyết cấp tính mà còn làm tăng nguy cơ chuyển biến đến đường huyết, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh lâu dài.
Hoạt động thể chất quá mức
Khi vận động mạnh, cơ bắp tiêu thụ glucose nhanh chóng để tạo năng lượng. Nếu không ăn nhẹ trước hoặc sau khi tập, nguồn glucose dự trữ sẽ không đủ và dẫn đến bị hạ đường huyết. Tập thể dục có lợi cho sức khỏe tiểu đường nhưng cần phải chuẩn bị kỹ, bao gồm đo đường huyết trước và sau tập để điều chỉnh chế độ ăn hoặc mức tập luyện hợp lý.
Lạm dụng rượu bia
Việc người tiểu đường thường xuyên lạm dụng rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, do rượu ức chế quá trình tân tạo glucose tại gan – cơ chế quan trọng giúp cơ thể bổ sung đường khi lượng glucose trong máu giảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu uống rượu khi đói, làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng vài giờ sau khi uống rượu mà không nhận ra. Tình trạng này xảy ra do các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu dễ bị nhầm lẫn với trạng thái say rượu, khiến việc nhận biết và xử lý trở nên khó khăn hơn.
Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khác
- Ảnh hưởng bởi suy gan, suy thận:
Thận và gan là các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, chuyển hóa và dự trữ glucose. Khi chức năng của các cơ quan này suy giảm, cơ thể mất khả năng điều hòa đường huyết hiệu quả, từ đó làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
- Rối loạn nội tiết:
Các bệnh lý như suy tuyến yên hoặc suy tuyến thượng thận làm giảm sản xuất các hormone cần thiết để điều hòa glucose, khiến người bệnh dễ bị hạ đường huyết, đặc biệt trong những tình huống căng thẳng hoặc khi bỏ bữa.
Phòng ngừa hạ đường huyết và duy trì đường huyết ổn định
Phòng ngừa và duy trì chỉ số đường huyết ổn định là mục tiêu hàng đầu trong việc kiểm soát và quản lý bệnh tiểu đường. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, tăng đường huyết mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.
“Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để cải thiện đường huyết, thì ADDP Viên An Đường chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn! Với thành phần từ các thảo dược quý như dây thìa canh, cao lá xoài, cao nguyệt quế, cao sinh địa, cao cỏ cari, hiệp đồng cùng các nhóm chất vitamin B. ADDP Viên An Đường không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết mà còn hỗ trợ phòng ngừa và làm chậm các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Dược Phẩm ADDP hiện đang triển khai chương trình đặc biệt “Đón Xuân Sang, Rước Quà Vàng” mang đến cơ hội trải nghiệm ADDP Viên An Đường với mức giá ưu đãi chỉ 250K. Hãy nhanh tay đặt hàng vì số lượng giới hạn chỉ 1000 suất - hết là không còn cơ hội!”
Đăng ký ngay tại đây để được trải nghiệm ADDP Viên An Đường chỉ 250K!
Dưới đây là các phương pháp mà bạn cần lưu tâm để giúp phòng ngừa và duy trì đường huyết hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống không chỉ là việc ăn uống đầy đủ mà còn là một phần quan trọng trong việc duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Việc xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hợp lý mà không làm tăng đột ngột mức đường huyết.
Việc đầu tiên trong chế độ ăn uống hợp lý là chọn những thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Thứ hai là cần cân đối lượng carbohydrate, bởi nó là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, đường huyết sẽ bị tăng đột ngột. Đặc biệt nếu đó là carbohydrate tinh chế. Bên cạnh đó, thay vì mỗi ngày ăn 3 bữa thì người tiểu đường nên chia nhỏ bữa để giúp cơ thể tiêu hóa từ từ và duy trì đường huyết ổn định. Và cái cuối cùng đặc biệt cần phải lưu tâm là ăn uống đúng giờ, nhất là không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Ngoài ra người bệnh nên chú ý về thời gian giữa các bữa ăn, tránh tình trạng kéo dài bữa ăn và cơ thể rơi vào tình trạng đói. Không chỉ có vậy, người bệnh có thể ăn thêm một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ để có thể duy trì mức đường huyết ổn định qua đêm.
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, tăng độ nhạy của insulin và giảm đường huyết, từ đó giảm nguy cơ hạ đường huyết và duy trì mức đường huyết ổn định. Việc chọn loại hình tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì thói quen tập thể dục.
- Hoạt động nhẹ nhàng: Các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe chậm, hoặc bơi lội có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì đường huyết ổn định mà không gây căng thẳng quá mức cho cơ thể.
- Hoạt động cường độ trung bình: Những hoạt động như aerobic, chạy bộ hoặc nâng tạ nhẹ giúp đốt cháy năng lượng hiệu quả và làm tăng độ nhạy của cơ thể đối với insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết.
Và mỗi ngày chỉ nên tập luyện từ 30 - 60 phút, và tập luyện ít nhất là 5 ngày trong một tuần. Tuy nhiên, nếu không có thời gian cho một buổi tập dài, bạn có thể chia thành nhiều phiên tập ngắn từ 10 - 15 phút.
- Lưu ý khi tập thể dục
Đo đường huyết trước và sau khi tập luyện: Đo mức đường huyết trước và sau khi tập luyện giúp bạn theo dõi sự thay đổi và điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.
Mang theo đồ ăn nhẹ hoặc glucose dạng viên: Khi tập luyện, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết, hãy ăn một ít thức ăn nhẹ hoặc glucose để đảm bảo cơ thể không bị hạ đường huyết đột ngột.
Bí kíp chăm sóc người tiểu đường tại nhà, tìm hiểu ngay về chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày
Hạn chế các yếu tố gây rối loạn đường huyết
Hạn chế các yếu tố gây rối loạn đường huyết như rượu bia, căng thẳng và thiếu ngủ. Những yếu tố này đều gây ra các biến động lớn trong mức đường huyết.
- Tránh uống rượu bia: Rượu có thể làm giảm mức đường huyết, đặc biệt khi uống mà không có thức ăn kèm. Nếu bạn uống, hãy chắc chắn ăn đủ thức ăn có chứa carbohydrate để tránh tình trạng hạ đường huyết.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng kéo dài làm tăng mức hormone cortisol trong cơ thể, dẫn đến tăng đường huyết. Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, hít thở sâu, hoặc các hoạt động giúp thư giãn có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn giúp điều chỉnh các hormone liên quan đến insulin và đường huyết. Ngủ đủ giấc (7-8 giờ mỗi đêm) sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Kiểm tra và theo dõi đường huyết thường xuyên
Việc theo dõi đường huyết là cách tốt nhất để biết mức độ hiệu quả của việc điều trị và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc.
- Sử dụng máy đo đường huyết cá nhân
Đo đường huyết ít nhất một lần mỗi ngày giúp bạn theo dõi các thay đổi, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau bữa ăn. Việc theo dõi sẽ giúp bạn chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc thuốc nếu cần thiết.
- Theo dõi HbA1c định kỳ
Chỉ số HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong vòng 2-3 tháng qua. Theo dõi HbA1c giúp bạn biết được hiệu quả lâu dài của chế độ ăn uống, thuốc và các biện pháp điều trị khác.
Sử dụng thuốc đúng cách
Sử dụng thuốc đúng cách là một phần quan trọng trong điều trị tiểu đường và duy trì mức đường huyết ổn định.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Việc tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc rất quan trọng. Không nên tự ý thay đổi liều thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể dẫn đến mức đường huyết không ổn định.
- Báo cáo dấu hiệu bất thường: Nếu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh liệu trình điều trị
Điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết
Nếu chế độ ăn uống hoặc mức độ hoạt động thể chất thay đổi, bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc của bạn để giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Những điều cần lưu ý nếu bị hạ đường huyết
Không tự ý thay đổi liều thuốc hoặc chế độ ăn uống: Việc thay đổi thuốc hoặc ăn uống mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể làm tình trạng hạ đường huyết trở nên trầm trọng hơn hoặc làm mức đường huyết thay đổi đột ngột.
Đừng bỏ qua dấu hiệu cảnh báo: Những dấu hiệu nhẹ của hạ đường huyết (chẳng hạn như cảm giác run, mệt mỏi, khó chịu) cần được chú ý và khắc phục ngay. Nếu bỏ qua và không điều chỉnh kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Mang theo thực phẩm hoặc đồ uống chứa đường: Khi ra ngoài hoặc đi làm, luôn mang theo các thực phẩm hoặc đồ uống chứa đường nhanh hấp thụ (như kẹo, nước trái cây, hoặc viên glucose) để đối phó kịp thời nếu có dấu hiệu hạ đường huyết.
Cung cấp thông tin cho người thân và bạn bè: Nếu bạn sống cùng người khác hoặc thường xuyên gặp gỡ bạn bè, hãy chia sẻ về tình trạng bệnh và cách xử lý khi bạn bị hạ đường huyết. Việc này sẽ giúp họ có thể giúp đỡ bạn trong tình huống khẩn cấp.
Kết luận
Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu người bệnh hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Việc duy trì lối sống lành mạnh, theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên và biết cách xử lý kịp thời sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm thiểu nguy cơ biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để hiểu thêm bệnh tiểu đường, hãy theo dõi Trang tin Dược Phẩm ADDP để biết thêm nhiều thông tin bệnh tiểu đường.
Tài liệu tham khảo: Quyết định hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường của bộ y tế, tamanhhospital.vn
Miễn trừ trách nhiệm
Thông tin trong bài viết Dược phẩm ADDP chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chẩn đoán, tư vấn hoặc điều trị y khoa chuyên nghiệp.